




Vietstock - Ngân hàng yếu kém: Sẽ có các cuộc 'lột xác' trong thời gian tới?
Lãnh đạo Vietcombank (HM:VCB) và MB khẳng định thời gian xử lý sẽ không quá 8-10 năm, đưa Ocean Bank và CB Bank thành các tổ chức tín dụng lành mạnh và hoạt động bình thường.
Giao dịch tiền mặt tại Vietcombank. (Ảnh: Vietnam+) |
Sau một thời gian khá dài tìm kiếm các giải pháp phù hợp, hai trong trong tổng số bốn ngân hàng yếu kém là Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng (CB Bank) và Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (OceanBank) cuối cùng cũng đã có hướng xử lý.
Tín hiệu vui với ngân hàng 0 đồng
Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 của Chính phủ nêu rõ trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp để xử lý ba ngân hàng mua bắt buộc là CB Bank, OceanBank, Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (Dong A Bank).
Ngành ngân hàng cũng đã tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại ngân hàng; sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn... trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ đồng thời rà soát, hoàn thiện phương án cơ cấu lại theo định hướng mới.
Đáng lưu ý, báo cáo của Chính phủ cho biết hiện các cơ quan chức năng đã rà soát, hoàn thiện phương án cơ cấu lại theo định hướng mới và đã có phương án xử lý đối với CB Bank và OceanBank.
Đây là tín hiệu tích cực đối với hai ngân hàng này vì trong thời gian qua, nhiều lần Ngân hàng Nhà nước đã cùng các bộ, ngành liên quan hoàn thiện phương án xử lý, cơ cấu lại. Trên thực tế, từ khi mua lại 3 ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra nhiều phương án, như sáp nhập, hợp nhất, bán cho nước ngoài… song tất cả đều chưa thành công.
Trước đó, năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã lần lượt ra quyết định mua lại bắt buộc với giá 0 đồng đối với 3 ngân hàng trên nhằm tái cơ cấu, đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Sự "rung lắc" của hệ thống ngân hàng thoạt đầu khiến nhiều người đặt dấu hỏi về "sức khỏe" của nền kinh tế. Song trên thực tế, biện pháp này được coi là mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước để thanh lọc hệ thống. Bởi, Ngân hàng Nhà nước chỉ can thiệp bắt buộc đối với ngân hàng thương mại yếu kém khi ngân hàng đó không có khả năng tự tái cơ cấu thành công, gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
Các ngân hàng này cũng đã được tạo điều kiện để cổ đông khắc phục những tồn tại, hạn chế bằng nguồn lực của mình hoặc huy động nguồn lực từ thị trường nhưng không thành công. Do đó, ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Các chuyên gia đánh giá việc mua cổ phần bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với một số ngân hàng yếu kém trong thời điểm đó là biện pháp mạnh nhằm xử lý triệt để những ngân hàng yếu kém và cảnh báo trách nhiệm của các cổ đông đồng thời răn đe các cổ đông lớn trong việc quản trị, điều hành, giám sát hoạt động của ngân hàng.
"Cá mập" nào sẽ nhận trách nhiệm?
Tại mùa đại hội cổ đông ngân hàng năm nay, hai ngân hàng là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) cho biết sẽ thực hiện nhiệm vụ nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém từ Ngân hàng Nhà nước.
Mặc dù chưa có thông tin chính thức hai ngân hàng này sẽ bị giao tổ chức tín dụng yếu kém nào nhưng theo thông tin được tiết lộ trước đó, MB sẽ nhận chuyển nhượng bắt buộc OceanBank. Nguyên nhân là vì tại hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2022 của OceanBank, ông Lưu Trung Thái - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc MB đã cho biết việc hợp tác với OceanBank vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là cơ hội của MB.
Giao dịch tại Ocean bank. (Ảnh: CTV/Vietnam+) |
Việc này cũng trùng hợp khi tại đại hội cổ đông của ngân hàng này, lãnh đạo MB cho biết sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Dự án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém này đã có 7 năm nhưng chưa được triển khai, đến năm nay là năm thứ 8, MB mới tham gia nhận chuyển giao bắt buộc để tái cơ cấu.
Ông Lưu Trung Thái khẳng định việc nhận chuyển giao này sẽ không làm các chỉ số tài chính của MB bị ảnh hưởng do không phải hợp nhất báo cáo tài chính. Ngoài ra, MB cũng không bị tính các chỉ số tài chính của tổ chức nhận chuyển giao bắt buộc khi tính các chỉ số an toàn vốn. Khoản góp vốn vào tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc cũng không phải trích lập dự phòng giảm giá.
"Đây không phải là việc dễ dàng nhưng chúng ta được sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước và dự án có ích cho xã hội. Chúng ta xác định đây là nhiệm vụ khó khăn, nhưng dài hạn sẽ đem lại cộng hưởng lớn cho MB tăng trưởng," ông Thái nói.
Cũng theo ông Thái, hiện có 3 phương án. Thứ nhất, sau khi tái cơ cấu, ngân hàng đó sẽ sáp nhập vào MB để tăng quy mô. Thứ hai, có thể bán đi như một khoản đầu tư và thứ ba sẽ IPO chuyển thành ngân hàng cổ phần.
Còn đối với Vietcombank, khả năng cao CB Bank sẽ về với ngân hàng này vì trước đó, năm 2014, Vietcombank và CB Bank đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện. Theo đó, Vietcombank đã hỗ trợ cơ bản cho CB Bank về kinh nghiệm phát triển sản phẩm, dịch vụ, rà soát lại hệ thống quản trị rủi ro. Vietcombank cũng cử cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt để hỗ trợ và chia sẻ với CBBank về quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, kiểm toán, công nghệ thông tin.
Ngoài ra, năm 2015, Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của CBBank với giá 0 đồng và giao cho Vietcombank tham gia quản trị, điều hành.
Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, khẳng định việc tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ tổ chức tín dụng được chuyển giao bắt buộc từng bước khôi phục hoạt động bình thường, khắc phục các yếu kém, trở thành ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục.
Cũng theo ông Dũng, với việc nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới hoạt động, tốc độ tăng trưởng… và có thể nhận sáp nhập, hoặc tiếp tục duy trì tổ chức tín dụng được chuyển giao bắt buộc như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư mới, tạo cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông Vietcombank.
Lãnh đạo Vietcombank và MB đều nhấn mạnh với sự hỗ trợ theo quy định mà các ngân hàng nhận được, thời gian xử lý sẽ không quá 8-10 năm, đưa những tổ chức này thành các tổ chức tín dụng lành mạnh và hoạt động bình thường./.
Thúy Hà
EUR/USD
1.0592
+0.0032 (+0.30%)
Summary
↑ BuyMoving Avg:
Buy (12)
Sell (0)
Indicators:
Buy (9)
Sell (0)
EUR/USD
1.0592
+0.0032 (+0.30%)
Summary
↑ BuyMoving Avg:
Buy (12)
Sell (0)
Indicators:
Buy (9)
Sell (0)
GBP/USD
1.2538
+0.0052 (+0.41%)
Summary
BuyMoving Avg:
Buy (9)
Sell (3)
Indicators:
Buy (5)
Sell (2)
USD/JPY
127.21
-0.63 (-0.50%)
Summary
↑ SellMoving Avg:
Buy (4)
Sell (8)
Indicators:
Buy (2)
Sell (6)
AUD/USD
0.7084
+0.0051 (+0.73%)
Summary
↑ SellMoving Avg:
Buy (2)
Sell (10)
Indicators:
Buy (2)
Sell (6)
USD/CAD
1.2809
-0.0027 (-0.21%)
Summary
↑ BuyMoving Avg:
Buy (12)
Sell (0)
Indicators:
Buy (5)
Sell (4)
EUR/JPY
134.75
-0.26 (-0.19%)
Summary
↑ SellMoving Avg:
Buy (4)
Sell (8)
Indicators:
Buy (1)
Sell (6)
EUR/CHF
1.0289
-0.0007 (-0.07%)
Summary
SellMoving Avg:
Buy (4)
Sell (8)
Indicators:
Buy (1)
Sell (5)
Gold Futures
1,850.88
+8.78 (+0.48%)
Summary
SellMoving Avg:
Buy (3)
Sell (9)
Indicators:
Buy (2)
Sell (5)
Silver Futures
21.864
+0.190 (+0.88%)
Summary
↑ SellMoving Avg:
Buy (0)
Sell (12)
Indicators:
Buy (0)
Sell (9)
Copper Futures
4.3030
-0.0012 (-0.03%)
Summary
BuyMoving Avg:
Buy (6)
Sell (6)
Indicators:
Buy (6)
Sell (2)
Crude Oil WTI Futures
110.72
+0.44 (+0.40%)
Summary
↑ SellMoving Avg:
Buy (1)
Sell (11)
Indicators:
Buy (0)
Sell (8)
Brent Oil Futures
110.52
+0.53 (+0.48%)
Summary
↑ SellMoving Avg:
Buy (1)
Sell (11)
Indicators:
Buy (0)
Sell (8)
Natural Gas Futures
8.172
-0.228 (-2.71%)
Summary
BuyMoving Avg:
Buy (8)
Sell (4)
Indicators:
Buy (5)
Sell (1)
US Coffee C Futures
216.48
-2.22 (-1.02%)
Summary
↑ BuyMoving Avg:
Buy (12)
Sell (0)
Indicators:
Buy (6)
Sell (0)
Euro Stoxx 50
3,657.03
+16.48 (+0.45%)
Summary
↑ BuyMoving Avg:
Buy (7)
Sell (5)
Indicators:
Buy (9)
Sell (1)
S&P 500
3,901.36
+0.57 (+0.01%)
Summary
↑ BuyMoving Avg:
Buy (12)
Sell (0)
Indicators:
Buy (8)
Sell (0)
DAX
13,981.91
+99.61 (+0.72%)
Summary
BuyMoving Avg:
Buy (6)
Sell (6)
Indicators:
Buy (8)
Sell (0)
FTSE 100
7,389.98
+87.24 (+1.19%)
Summary
NeutralMoving Avg:
Buy (3)
Sell (9)
Indicators:
Buy (7)
Sell (2)
Hang Seng
20,437.50
-279.74 (-1.35%)
Summary
↑ SellMoving Avg:
Buy (0)
Sell (12)
Indicators:
Buy (1)
Sell (8)
US Small Cap 2000
1,773.27
-2.96 (-0.17%)
Summary
↑ BuyMoving Avg:
Buy (7)
Sell (5)
Indicators:
Buy (7)
Sell (1)
IBEX 35
8,484.50
+78.50 (+0.93%)
Summary
NeutralMoving Avg:
Buy (3)
Sell (9)
Indicators:
Buy (5)
Sell (2)
BASF SE NA O.N.
48.850
-0.010 (-0.02%)
Summary
BuyMoving Avg:
Buy (6)
Sell (6)
Indicators:
Buy (6)
Sell (1)
Bayer AG NA
63.74
+0.34 (+0.54%)
Summary
BuyMoving Avg:
Buy (6)
Sell (6)
Indicators:
Buy (6)
Sell (2)
Allianz SE VNA O.N.
195.58
+0.78 (+0.40%)
Summary
BuyMoving Avg:
Buy (6)
Sell (6)
Indicators:
Buy (8)
Sell (0)
Adidas AG
172.80
+0.92 (+0.54%)
Summary
BuyMoving Avg:
Buy (6)
Sell (6)
Indicators:
Buy (7)
Sell (1)
Deutsche Lufthansa AG
6.852
+0.049 (+0.72%)
Summary
↑ SellMoving Avg:
Buy (0)
Sell (12)
Indicators:
Buy (2)
Sell (5)
Siemens AG Class N
115.08
+2.62 (+2.33%)
Summary
NeutralMoving Avg:
Buy (3)
Sell (9)
Indicators:
Buy (4)
Sell (4)
Deutsche Bank AG
9.362
-0.130 (-1.37%)
Summary
BuyMoving Avg:
Buy (6)
Sell (6)
Indicators:
Buy (8)
Sell (1)
EUR/USD | 1.0592 | ↑ Buy | |||
GBP/USD | 1.2538 | Buy | |||
USD/JPY | 127.21 | ↑ Sell | |||
AUD/USD | 0.7084 | ↑ Sell | |||
USD/CAD | 1.2809 | ↑ Buy | |||
EUR/JPY | 134.75 | ↑ Sell | |||
EUR/CHF | 1.0289 | Sell |
Gold | 1,850.88 | Sell | |||
Silver | 21.864 | ↑ Sell | |||
Copper | 4.3030 | Buy | |||
Crude Oil WTI | 110.72 | ↑ Sell | |||
Brent Oil | 110.52 | ↑ Sell | |||
Natural Gas | 8.172 | Buy | |||
US Coffee C | 216.48 | ↑ Buy |
Euro Stoxx 50 | 3,657.03 | ↑ Buy | |||
S&P 500 | 3,901.36 | ↑ Buy | |||
DAX | 13,981.91 | Buy | |||
FTSE 100 | 7,389.98 | Neutral | |||
Hang Seng | 20,437.50 | ↑ Sell | |||
Small Cap 2000 | 1,773.27 | ↑ Buy | |||
IBEX 35 | 8,484.50 | Neutral |
BASF | 48.850 | Buy | |||
Bayer | 63.74 | Buy | |||
Allianz | 195.58 | Buy | |||
Adidas | 172.80 | Buy | |||
Lufthansa | 6.852 | ↑ Sell | |||
Siemens AG | 115.08 | Neutral | |||
Deutsche Bank AG | 9.362 | Buy |
Mua/Bán 1 chỉ SJC # So hôm qua # Chênh TG | |
---|---|
SJC Eximbank | 6,880![]() ![]() (5 ![]() ![]() |
SJC HCM | 6,895/ 6,985 (0/ 0) # 1,783 |
SJC Hanoi | 6,895/ 6,987 (0/ 0) # 1,785 |
SJC Danang | 6,895/ 6,987 (0/ 0) # 1,785 |
SJC Nhatrang | 6,895/ 6,987 (0/ 0) # 1,785 |
SJC Cantho | 6,895/ 6,987 (0/ 0) # 1,785 |
Cập nhật 23-05-2022 09:24:05 | |
Xem lịch sử giá vàng SJC: nhấn đây! |
ↀ Giá vàng thế giới | ||
---|---|---|
$1,852.80 | +6.12 | 0.33% |
ʘ Giá bán lẻ xăng dầu | ||
---|---|---|
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |
RON 95-V | 30.580 | 31.190 |
RON 95-III | 29.980 | 30.570 |
E5 RON 92-II | 28.950 | 29.520 |
DO 0.05S | 26.650 | 27.180 |
DO 0,001S-V | 27.450 | 27.990 |
Dầu hỏa 2-K | 25.160 | 25.660 |
ↂ Giá dầu thô thế giới | |||
---|---|---|---|
WTI | $110.04 | -0.34 | -0.31% |
Brent | $110.83 | -0.29 | -0.26% |
$ Tỷ giá Vietcombank | ||
---|---|---|
Ngoại tệ | Mua vào | Bán ra |
USD | 23.005,00 | 23.315,00 |
EUR | 23.899,86 | 25.238,69 |
GBP | 28.277,10 | 29.483,51 |
JPY | 176,47 | 186,83 |
KRW | 15,80 | 19,25 |
Cập nhật lúc 09:17:49 23/05/2022 Xem bảng tỷ giá hối đoái |